mời quảng cáo
Trang chủNuôi dạy béPhát triển thể chấtSuy dinh dưỡng thấp còi cha mẹ nên biết

Suy dinh dưỡng thấp còi cha mẹ nên biết

  • Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, ngoài việc tìm mọi cách khắc phục tình trạng này, bạn đang lo lắng liệu trẻ sẽ phát triển ra sao trong hiện tại và tương lai, liệu trẻ có nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này hay không?
  • Để hiểu rõ những hậu quả của suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi , bạn phải biết những giai đoạn phát triển của trẻ.

Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?

  • Đây là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, có chiều cao theo tuổi chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Suy dinh dưỡng thấp còi phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng mãn tính kéo dài.
  • Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay có khoảng 29,5% trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng thấp còi, tại Việt nam năm 2010 con số này là 29,3%. Hầu hết các trường hợp thấp còi xảy ra trước khi trẻ được 3 tuổi.
  • Những trẻ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi có nguy cơ kém phát triển chiều cao khi trưởng thành, dễ mắc bệnh, sức khỏe lao động kém hơn so với người bình thường và có nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt, các bé gái bị tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi khi trưởng thành, sinh con sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi.
  • Xem thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi
trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi
trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi

Các yếu tố nguy cơ gây SDD thấp còi

  • Cân nặng sơ sinh thấp dưới 2.500g bao gồm cả trẻ đẻ non vì SDD bào thai, trẻ không những nhẹ cân mà chiều dài cũng thấp.
  • Nguyên nhân chủ yếu do người mẹ thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh trong thời kỳ mang thai làm cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung.
  • Chế độ nuôi dưỡng: dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nếu khẩu phần thiếu hụt protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng (kẽm, sắt, iod, vitamin A… ) không những làm cho trẻ bị SDD nhẹ cân mà còn ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ, nhất là ở những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý (ăn bổ sung sớm, thức ăn đơn điệu, không đủ 4 nhóm thực phẩm).
  • Chế độ dinh dưỡng trong 2 năm đầu của trẻ như thế nào?
Gen di truyền là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ bị Suy dinh dưỡng thấp còi
Gen di truyền là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ bị Suy dinh dưỡng thấp còi
  • Bệnh tật: trong 2 năm đầu tiên nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm phổi, giun sán…) tái đi tái lại nhiều lần thường ảnh hưởng đến phát triển chiều cao trong những năm sau vì nhiễm khuẩn làm cho trẻ biếng ăn, nôn trớ, khẩu phần đưa vào cơ thể bị thiếu hụt đồng thời giảm hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Xem: Cách phòng bênh sdd thấp còi ở trẻ
  • Di truyền: trong gia đình nếu bố mẹ có chiều cao thấp thì con cái của họ cũng có nguy cơ thấp còi. Mặc dù yếu tố di truyền quy định tiềm năng cho sự phát triển của trẻ nhưng tác động của môi trường nhất là khi mức sống nâng cao, chế độ dinh dưỡng được cải thiện thì sự tăng trưởng chiều cao có thể tăng hơn ở những thế hệ sau.
  • Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội: SDD thấp còi cũng thường xảy ra ở những trẻ sống trong các hộ gia đình nghèo, đông con.
BÀI LIÊN QUAN
- Advertisment -
mời quảng cáo

BÀI MỚI