- Là cha mẹ, bạn phải là người chăm sóc, quan tâm và từng bước theo dõi sức khỏe của con. Có những triệu chứng bệnh cha mẹ có thể chăm sóc con ngay tại nhà tuy nhiên nhiều bệnh khác cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện nhanh nhất.
- Vấn đề đặt ra ở đây là lúc nào bạn sẽ đưa con trẻ đi khám? Trường hợp nào bạn có thể tự chăm sóc bệnh cho con được?
Cách chăm sóc bé sốt cao đột ngột
- Cha mẹ hãy lưu tâm tới những trận sốt của con để kịp thời đưa bé đến bác sĩ, hoặc đưa trẻ đi bệnh viện nếu cần.
- Những trường hợp sau đây, đều có tính bất thường và cần được chú ý sát sao:Bé trong độ tuổi dưới 3 tháng tuổi, nhưng lại đột ngột sốt lên đến 38 độ hoặc hơn; Bé trong độ tuổi từ 3 đến 6 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ, Bé trong khoảng từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi sốt trên 39 độ
- Các bác sĩ nhi khoa luôn khuyên các bậc phụ huynh rằng, khi thấy trẻ bị sốt, cha mẹ cần quan tâm tới thể trạng của con lúc bấy giờ, chứ không nên quá phụ thuộc vào các chỉ số trên nhiệt kế.
- Tuy nhiên, hãy luôn lưu ý, trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu sốt 38 độ thì bạn cần ngay lập tức nhờ đến các can thiệp và hỗ trợ y tế. Bác sĩ nhi khoa Jennifer Shu, M.D, cũng là đồng tác giả của cuốn Heading Home With Your Newborn: From Birth to Reality đã nhận định: “Nếu trẻ bị sốt là do nhiễm trùng đường tiết niệu, nó sẽ nhanh chóng lan ra khắp cơ thể bé, và mặc dù đây chỉ là một virus thông thường gây bệnh, nhưng chúng ta cũng cần đưa bé tới bệnh viện, hoặc liên hệ với bác sĩ để nắm rõ tình hình ”. Còn đối với những trẻ nhỏ trên 2 tuổi, bạn nên đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.
- Tuy nhiên, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng hoặc đưa trẻ đi viện,nếu thấy bé bị sốt nhưng vẫn hoạt động bình thường, và không thấy xuất hiện hiện tượng háo nước.
Chăm sóc bé bị sốt kéo dài
- Sốt kéo dài là hiện tượng trẻ sốt miên man, li bì không dứt dù đã được điều trị, hoặc cơn sốt diễn ra liên tục hơn 5 ngày
- Trong trường hợp bạn đã áp dụng các biện pháp hạ sốt mà vẫn không thấy nhiệt độ hạ xuống trong vòng từ 4 đến 6 giờ, lúc này liên hệ với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến các bệnh viện nhi khoa để kiểm tra sức khỏe. Đây rất có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng quá mạnh, đến mức cơ thể bé không thể chống chọi được, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ để tiến hành các chấn đoán, xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân.
- Bên cạnh đó, Theo bác sĩ nhi Alanna Levine, M.D., bệnh viện nhi khoa Orangetown, Tappan, Newyork: “Sốt do virus cảm hoặc cúm thường tự động khỏi sau 5 ngày, tuy nhiên, nếu thời gian này kéo dài hơn, kể cả khi nhiệt độ chỉ ở mức 38 độ, thì rất có thể bé đã bị viêm phổi và cần dùng đến kháng sinh để điều trị dứt điểm”
Bé có dấu hiệu sốt kèm đau đầu
- Nếu thấy trẻ bị sốt kèm triệu chứng cứng cổ, đau đầu, nổi phát ban nhìn như những vết bầm, hoặc các nốt chấm đỏ, hãy ngay lập tức gọi cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đi viện, bởi đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
Bé bị phát ban
- Nếu bạn thấy trên cơ thể bé xuất hiện những vết phát ban tròn, hoặc xuất hiện các vết bầm tím, những vết chấm đỏ li ti, khi ấn lên da không thấy mất đi, rất có thể bé đã bị nhiễm Lyme, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ, hoặc đưa bé tới bệnh viện để được chẩn đoán. Các vết bầm tím lan rộng rất có thể là báo hiệu của các bệnh về máu.
- Ngoài ra, nếu vết bầm có dấu hiệu hơi lem nhem, hoặc sưng lên thì có thể đây là triệu chứng của dị ứng. Nếu trẻ khó thở hoặc hôn mê, bạn cần ngay lập tức đưa bé đi cấp cứu.
Bé xuất hiện nốt ruồi không bình thường
- Cha mẹ cần hết sức lưu ý đến những nốt ruồi trên cơ thể trẻ ngay từ lúc bé lọt lòng, bởi nốt ruồi cũng là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bé – theo chuyên gia tư vấn Ari Brown, bác sĩ nhi tại Austin và cũng là tác giả cuốn Baby 411: “nếu bạn thấy hình dáng nốt ruồi của bé bất thường, viền nốt ruồi lởm chởm, không đều, các nốt ruồi không cùng màu hoặc bị sưng, hãy đưa trẻ đi khám, vì rất có thể bé đang mắc nguy cơ ung thư da”.
Bé bị đau bụng đột ngột
- Nếu thấy trẻ xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới bên phải, hoặc cơn đau dữ dội rồi lại biến mất, bạn cần lưu tâm theo dõi để đưa trẻ đi khám ngay.
- Khi trẻ bị đau bụng dưới bên phải, bạn hãy bảo trẻ nhảy lên nhảy xuống vài lần, nếu trẻ đau và không làm được, thì đây là dấu hiệu của chứng viêm ruột thừa, khi bị viêm ruột thừa, cơn đau có thể bắt đầu từ khu vực rốn, sau đó từ từ lan sang bên phải bụng.
- Theo bác sĩ Brown, “đau ruột thừa có thể xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, sau đó đau bụng, nôn và sốt”.
- Trẻ em dưới 4 tuổi bị đau bụng, cơn đau tăng lên trong vòng 1 phút, sau đó hết đau, thì đây rất có khả năng là triệu chứng của hiện tượng tắc ruột. Hãy đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Bé đau đầu kèm nôn mửa
- Nếu trẻ hay bị đau đầu vào buổi sáng, hoặc lúc nửa đêm kèm hiện tượng nôn mửa, đây có thể là triệu chứng của bệnh đau nửa đầu, dù đau nửa đầu không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng, nhưng bạn nên đưa trẻ đi khám, vì trẻ bị đau đầu về nửa đêm và sáng sớm rất có nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm hơn bạn tưởng
Bé tiểu ít
- Các hiện tượng như: khô miệng, môi, tiểu ít, thóp phẳng (với trẻ sơ sinh), da khô nhăn nheo, nôn không ngừng, hoặc tiêu chảy, đều là những dấu hiệu khi trẻ bị mất nước, bạn cần đưa ngay trẻ đi khám để được điều trị, bởi mất nước rất dễ khiến trẻ bị sốc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác
Môi bé bị tái
- Những triệu chứng môi tái nhợt nhạt, khó thở, tức ngực, hoặc thở phát ra tiếng như huýt sáo, rất có khả năng bé đang bị dị ứng, ngạt thở hoặc hen suyễn… Để kiểm tra chính xác tình hình của con, bạn có thể đếm nhịp thở của bé trong vòng 30 giây, sau đó nhân đôi số lần thở lên, nhịp thở được cho là bình thường khi nó ở mức dưới 60 lần đối với trẻ sơ sinh, dưới 40 lần với trẻ dưới 1 tuổi, dưới hơn 30 lần với trẻ từ 1 đến 3 tuổi, và dưới hơn 24 lần đối với trẻ em trong khoảng từ 4 đến 10 tuổi.
Mặt bé bị sưng
- Nếu bạn nhận thấy lưỡi, môi hoặc mắt trẻ có dấu hiệu sưng, nhất là lại kèm theo hiện tượng nôn mửa hoặc ngứa ngáy, khó thở, rất có thể trẻ đang bị dị ứng nặng. Hãy gọi cấp cứu, hoặc ngay lập tức tiêm cho bé một mũi EpiPen; hoặc cho bé uống một liều Benadryl nếu bạn chắc chắn với các triệu chứng của con. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là liên hệ trực tiếp với bác sĩ để xin tư vấn trong trường hợp khẩn cấp.
Bé nôn sau khi ngã
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ngã, sau đó xuất hiện những dấu hiệu bất ổn về thần kinh như hay nhầm lẫn, thậm chí là mất ý thức, hoặc nôn mửa, rồi xuất hiện những tổn thương trên cơ thể như gãy xương, hãy gọi điện cho bác sĩ để được tư