- Trong bài Nghệ thuật hoà giải khi xảy ra xô xát giữa trẻ, Diễn đàn nuôi con đã chi sẻ với các mẹ kinh nghiệm để kìm hãm những chiếc đầu nóng của con trẻ.
- Tuy nhiên sau khi xảy ra xô xát, việc làm hòa vẫn là một việc các me nên quan tâm:
Hãy dùng phương pháp “hậu quả” để giải quyết xô xát giữa các trẻ
- “Hậu quả” là hình thức kỉ luật hiệu quả khi trẻ không thể tự giải quyết vấn đề.
- Khi trẻ tranh giành chơi game, bạn có thể nói: “Các con có thể dùng máy tính nếu nghĩ được cách cả hai đều được sử dụng” hay “Bởi vì các con cãi nhau, các con không được xem TV trong nửa giờ”. “Các con có thể tiếp tục chơi nếu cả hai chia sẻ đồ chơi cho nhau”.
- Trì hoãn điều mà trẻ muốn làm. Chẳng hạn: “Các con không được đi chơi công viên nếu không hòa giải với nhau”.
- “Hậu quả” càng ngắn, tức thời thì càng tốt. Nửa tiếng không được động vào đồ chơi, một tối không được xem TV hay vài phút im lặng đủ để con hiểu được vấn đề. Hình thức kỉ luật này không phải là phạt trẻ nhưng giúp các con hiểu được rõ hậu quả tiêu cực khi xô xát, bất hòa.
- Hãy bình tĩnh nếu trẻ tiếp tục tranh cãi sang vấn đề khác.
Những bước ở trên phù hợp với trẻ từ 3 tuổi trở lên. Trẻ nhỏ tuổi hơn có thể khó kiểm soát được cảm xúc, hành vi của mình, và không hiểu được hậu quả. Khi đó, đánh lạc hướng trẻ là giải pháp tốt hơn.
Các bước cần làm sau mâu thuẫn
- Khi mâu thuẫn, tranh giành xảy ra, nhiều phụ huynh dễ bị stress.
- Bạn có thể thử bài tập này : dừng lại, đếm đến 10, và hành động. 10 giây đó đủ giúp nguôi cơn giận của bạn.
Sau trận xung đột, điều bạn cần làm là giúp con biết cách giải quyết vấn đề trong tương lai
- Chỉ cho trẻ biết điểm mấu chốt của vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Không được ai sử dụng máy tính cho đến khi biết được làm thế nào để hòa giải bất hòa.” Hãy giúp trẻ tự nói lên suy nghĩ cũng như mong muốn của mình. Bạn có thể hỏi: “Con thấy có công bằng nếu con giành chơi máy tính cả ngày không?”
- Cùng nhau động não và thoải mái đưa ra ý tưởng giải quyết vấn đề. Hãy đánh giá các ý kiến và chọn ra phương pháp mang lại nhiều lợi ích và phù hợp nhất.
Nếu không thể nghĩ ra cách giải quyết, bạn có thể tạm ngừng và quay trở lại lúc khác
- Một số trẻ có triệu chứng tăng động hay lơ đễnh có thể gặp khó khăn khi điều khiển hành vi của mình. Nếu bạn thấy con mình có dấu hiệu như vậy, tốt nhất hãy đưa con đi khám bác sĩ.
- Tranh cãi càng trở nên nghiêm trọng nếu xảy ra thường xuyên. Đừng để bất hòa, mâu thuẫn trở thành thói quen bởi khi đó các con rất khó sửa.
- Khi xảy ra bất hòa, điều quan trọng là ngăn trẻ bị thương và giúp trẻ hòa giải theo hướng tích cực. Khi tình cảm anh chị em hòa thuận sẽ giúp trẻ đương đầu với những khó khăn trong tương lai