- Khi bé bắt đầu sang tháng thứ 8, đây là khoảng thời gian bé có những sự thay đổi rõ rệt. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của con vô cùng non nớt, ba mẹ phải hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn các loại thực phẩm.
- Trong giai đoạn này, bé bắt đầu biết bò và cực kỳ thích thú với việc cầm nắm đồ vật. Thế giới xung quanh trở nên thú vị và hấp dẫn hơn rất nhiều đối với bé so với việc chú ý đến thức ăn.
- Làm thế nào để con vừa thích ăn lại vừa đảm bảo dinh dưỡng? Diễn đàn nuôi con xin cung cấp biểu đồ ăn hợp lý cho bé từ 8-10 tháng tuổi.
Thực phẩm dành cho bé từ 8-10 tháng tuổi
Ngũ cốc:
- Gạo, lúa mạch, lúa mỳ, mầm lúa mỳ, yến mạch, hạt kê, mỳ ống, hạt kê, hạt vừng.
Trái cây:
- Quả bơ, quả mơ, táo, chuối, việt quất, dưa đỏ, anh đào, chà là, quả sung, quả nho, kiwi, quả xoài, đu đủ, quả đào, trái lê, quả hồng ngâm và quả mận.
Rau, củ:
- Bí xanh, bí ngô, măng tây, súp lơ, cà rốt, bông cải xanh, cà tím, thì là, quả đậu, nấm, hành, tỏi tây, củ cải, đậu Hà Lan, ớt ngọt và khoai tây.
Chất đạm:
- Thịt bò, thịt gà, thịt gà tây, thịt lợn, lòng đỏ trứng gà và đậu phụ.
Bơ, sữa:
- Bé có thể uống sữa tươi tiệt trùng và thử một số loại pho mát, hãy cẩn thận không cho bé ăn các loại pho mát quá mềm vì dễ gây nghẹn nhé.
Chế biến thức ăn cho bé từ 8 đến 10 tháng tuổi
- Bạn hãy xay nhuyễn, nghiền nát hoặc cắt thức ăn thành các miếng nhỏ cho bé.
- Mỳ ống, rau củ và trái cây cứng cần được nấu mềm sao cho có thể nghiền nát bằng dĩa hoặc máy xay.
- Thịt và các chất đạm khác như lòng đỏ trứng gà cần được nấu chín, ninh nhừ hoặc được cắt thành từng miếng nhỏ. Nếu cho bé ăn đậu phụ thì bạn chỉ cần trần qua nước sôi để cho nóng và khử trùng, sau đó xắt nhỏ cho bé ăn.
- Từ 8 -10 tháng tuổi, bé rất thích hoạt động những bàn tay bé xinh của mình, vì vậy, bạn hãy chế biến những món ăn có thể dễ dàng cầm, nắm để bé có thể vừa chơi, vừa ăn một cách vui vẻ.
- Hãy nhớ rằng, lúc này đây, bé chưa có răng hàm, vì thế mọi thức ăn phải được chế biến kỹ càng để bé có thể nhai bằng nướu của mình.
Khẩu phần ăn cho bé từ 8 đến 10 tháng tuổi
- Ở giai đoạn này, bé có thể ăn ba bữa mỗi ngày. Thậm chí, bạn có thể cho bé ăn thêm một hoặc hai bữa ăn nhẹ giữa đó.
- Có nhiều bé ở giai đoạn này chỉ có thể ăn được một bữa ăn với các thực phẩm cứng. Nếu bé của bạn có thể ăn ba bữa ăn với thực phẩm cứng mỗi ngày thì cũng đừng lo lắng hay cảm thấy áp lực.
- Điều quan trọng là bạn hãy quan sát những biểu hiệu khi bé đói bụng và cố gắng thiết lập một biểu đồ ăn sao cho hợp lý.
- Hãy cung cấp cho bé một biểu đồ ăn cân bằng và đầy dinh dưỡng bao gồm trái cây, rau, củ, chất đạm và các loại ngũ cốc.
Hãy luôn biến hóa các bữa ăn cho bé từ 8 đến 10 tháng tuổi
Ngũ cốc:
- Hãy thử trộn các loại ngũ cốc khác nhau (những loại mà bé không bị dị ứng). Đừng quên, mỳ ống là một món ăn tuyệt vời để bé có thể bốc tay và ăn một cách thích thú.
- Hãy thử cho bé ăn ít bánh mỳ hoặc bánh nướng xốp khi bé đã quen với việc nhai thô các loại thức ăn cứng hơn.
Trái cây:
- Hãy làm phong phú bữa ăn của bé bằng sự kết hợp của nhiều loại trái cây khác nhau (những loại mà bé không bị dị ứng).
- Ví dụ như sinh tố đu đủ và dưa là một sự lựa chọn không tồi. Sau 8 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu đưa bé những loại trái cây chín thô để bé tập nhai.
Rau, củ:
- Hãy nấu chín mềm các loại rau, củ cho bé nhé. Hãy thử trộn nhiều loại rau khác nhau vào với nhau, nêm nếm thêm một chút gia vị để tạo cảm giác mới lạ.
- Bạn có thể thêm vào một ít pho mát nạo nhỏ để gia tăng hương vị và khiến bé ngon miệng hơn.
- Một chút hành hoặc ớt ngọt được nướng qua hay phi thơm lên sẽ khiến món rau trộn của bạn trở nên vô cùng tuyệt vời.
Chất đạm:
- Từ khi bước sang tháng thứ 8, bé của bạn hoàn toàn có thể ăn được một lòng đỏ trứng gà được tráng chín.
- Còn các loại thịt khác, bạn vẫn nên xay, nghiền hoặc cắt nhỏ ra nhé.
Bơ, sữa:
- Hãy cho bé ăn một số loại pho mát và sữa chua để bổ sung dinh dưỡng và một số chất thiết yếu.
- Tuy nhiên, bạn cẩn thận trong việc lựa chọn, những loại pho mát quá mềm rất dễ khiến bé bị ngẹn đấy nhé.
- Bạn có thể thêm pho mát kết hợp cùng các loại thực phẩm khác như rau củ hoặc trái cây để làm mới cho các bữa ăn hàng ngày của bé. Sinh tố bơ cùng với pho mát dạng kem là một ví dụ dành cho bạn.
Những lưu ý trong biểu đồ ăn cho bé từ 8 đến 10 tháng tuổi
- Hãy mang đến nhiều hương vị trong mỗi bữa ăn để thu hút sự chú ý và giúp bé ngon miệng hơn.
- Hãy xay nhuyễn, nghiền nát hoặc cắt thức ăn thành các miếng nhỏ để bé có thể nhai một cách dễ dàng.
- Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ và loại ra các thực phẩm khiến bé bị dị ứng để phòng tránh các nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra.
Biểu đồ ăn trên đã trình bày và hướng dẫn cụ thể cho các bạn về chế độ ăn uống cũng như các loại thức phẩm cứng dành cho bé từ 8-10 tháng tuổi. Biểu đồ này được nghiên cứu và thu thập từ các cơ quan y tế lớn và đáng tin cậy như Học viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tổ chức y tế thế giới (WHO),…Đã có rất nhiều người áp dụng biểu đồ ăn trên và họ hoàn toàn bất ngờ cũng như hài lòng về hiệu quả dinh dưỡng mà nó mang lại cho bé yêu nhà mình.