- Có rất nhiều kiểu nguyên tắc và kỷ luật dạy trẻ, tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, mỗi độ tuổi, trẻ sẽ thích nghi với những “chiến lược kỷ luật” khác nhau.
Đôi điều cần biết khi áp dụng chiến lược kỷ luật với trẻ
- Kỷ luật là cách giúp con biết cách cư xử đúng mực, và bạn chỉ có thể làm điều này một cách hiệu quả nhất khi tạo được một mối quan hệ tốt với trẻ.
- Kỷ luật không hoàn toàn là phải trừng phạt trẻ, trên thực tế, kỷ luật và chiến lược kỷ luật mang 2 ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Các chiến lược kỷ luật áp dụng với trẻ được xây dựng dựa trên sự trò chuyện và thường xuyên lắng nghe trẻ, mục đích của việc này nhằm hướng tới:
- Giúp trẻ nhận thức hành vi của mình là đúng hay sai, bất kể khi trẻ ở nhà, ở nhà bạn, ở nhà trẻ hay trường học.
- Giúp trẻ học cách kiểm soát hành vi của mình, cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết như kỹ năng hòa nhập với người khác bây giờ và sau này khi trẻ lớn hơn.
- Học cách hiểu, điều khiển và bày tỏ cảm xúc
Một bà mẹ có 2 đứa con đến tuổi đi học đã từng chia sẻ như sau: “Khi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi đã nhốt tôi vào phòng khi tôi đánh nhau với em gái mình. Tôi đã và đang cố gắng dành thời gian bên con mình rất nhiều, và tôi nhận thấy rằng, việc phạt trẻ bằng cách tịch thu một món đồ chơi yêu thích nào đó của chúng sẽ là hình phạt khiến chúng nhớ và có thái độ đúng mực hơn những lần sau”.
Hãy biết cách chọn phương pháp kỷ luật hợp lý
- Áp dụng chiến thuật kỷ luật trẻ đúng cách tức là bạn đã tìm thấy sự cân bằng.Nếu hình thức kỷ luật bạn áp dụng không đủ nghiêm khắc với trẻ, đôi lúc trẻ sẽ cảm thấy bất an, và bố mẹ có thể sẽ cảm thấy bản thân mình mất kiểm soát.
- Tuy nhiên, trừng phạt trẻ quá nhiều, bằng những hình thức quá khắt khe, khắc nghiệt mà không hề có phần thưởng hay những lời khen cho trẻ, trẻ có thể sẽ nghe lời bạn hơn, nhưng chỉ là vì chúng sợ cha mẹ mà thôi. Điều này còn có nguy cơ ảnh hưởng tới sự tự tin của trẻ về sau.
- Các phương pháp kỷ luật chỉ phát huy tác dụng hiệu quả nhất khi nó đủ cứng rắn và công bằng. Điều này có nghĩa là, bạn phải biết cách tạo ra các giới hạn, cũng như cho trẻ biết kết quả của những hành vi trẻ thực hiện.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyến khích trẻ khi trẻ có những hành động tích cực bằng những lời khen, phần thưởng và những thứ khác.
Hình thức trừng phạt thể chất như đánh trẻ thực chất không làm cho trẻ vâng lời. Khi bị cha mẹ đánh, trẻ sẽ có xu hướng hành xử cứng đầu và bướng hơn, hoặc trở nên buồn bã, sợ hãi, lo lắng. Thậm chí, lạm dụng việc đánh đập còn có nguy cơ làm trẻ bị thương.
Xem thêm: Cách thiết lập những hành vi cho trẻ mà cha mẹ nên biết