Bệnh Viêm Amidan ở trẻ em cha mẹ cần biết

0
  • Bệnh Viêm amidan là bệnh mà các em nhỏ chiếm tỷ lệ cao hơn trong số những người gặp phải.
  • Ngoài sức đề kháng kém, trẻ vốn hiếu động nên thường xuyên hoạt động và tiếp xúc với những yếu tố tác nhân gây bệnh.
  • Khi bệnh khởi phát trẻ sẽ phải trải qua rất nhiều những triệu chứng khó chịu như đau họng, amidan sưng tấy, phù nề…

Viêm Amidan ở trẻ là bệnh gì?

  • Viêm amidan là một trong những bệnh tai mũi họng. Theo cấu tạo của cơ thể, amidan nằm ở phía sau của cổ họng, nơi được cho là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở.
  • Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan đó chính là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể.Đồng thời amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng.
  • Trong một số trường hợp, do nguyên nhân nào đó mà amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus làm cho amidan bị sưng lên, đó chính là thời điểm bệnh viêm amidan xuất hiện.
  • Bệnh amidan được chia thành 2 cấp độ chính đó là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.

Có Nên Cắt Amidan Cho Trẻ Không, Có Hại Gì Không?

Viêm amidan cấp tính

  • Viêm amidan cấp tính xảy ra khi 2 khối amidan bị nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn. Đây là căn bệnh khiến đau họng, amidan sưng đỏ, gây cảm giác đau đớn rất khó chịu.
  • Hầu hết trong cuộc đời mỗi người, ai cũng đã từng bị bệnh viêm amidan.
  • Với những người từng bị viêm amidan nhưng sau một vài lần xuất hiện rồi ‘tiêu biến’ hẳn, không bao giờ xuất hiện về sau nữa thì được gọi là viêm amidan cấp tính, trường hợp này thường sảy ra viêm amidan trẻ em hơn .

Viêm amidan mãn tính

  • Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể.
  • Bệnh viêm amidan mãn tính thường gặp ở trẻ em và thanh niên, là hậu quả của việc viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần, hoặc hố Amidan không lưu thông được tích tụ vi khuẩn điều kiện phát triển cho các mầm bệnh, dẫn đến gây tổn thương amidan nghiêm trọng gây ra tình trạng mãn tính
  • Có nên cho trẻ cắt amidan không?

Tại sao trẻ lại bị bệnh viêm amidan?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm amidan, tuy nhiên chủ yếu là 5 nguyên nhân sau:

mời quảng cáo
  • Viêm nhiễm: Các loại virus và vi khuẩn thường trú ngụ sẵn ở mũi họng hoặc sau khi xuất hiện các bệnh nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên như sởi, cúm, … sẽ có cơ hội để phát triển và gây viêm amidan.
  • Vị trí và cấu trúc của amidan: Amidan nằm ngay vị trí giao giữa đường thở và đường ăn nên rất dễ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh. Ngoài ra, Amidan có cấu trúc khe hốc nên trong quá trình ăn uống thường làm cho các thức ăn mắc lại. Đây là nơi cư trú thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó khiến bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc thực hiện vệ sinh răng miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau mỗi bữa ăn ….là điều cần thiết. Bởi trẻ vốn hiếu động, nên thường xuyên dùng tay đùa nghịch với các đồ vật xung quanh. Khi tiếp xúc với chất bẩn mà không được rửa tay tiệt trùng bằng xà phòng. Trẻ vô tình đưa tay lên miệng sẽ giúp những mầm bệnh xâm nhập được vào cơ thể.
  • Do yếu tố môi trường, thời tiết: Môi trường ô nhiễm, nhiều chất đôc hại, khói bụi; thời tiết thay đổi mưa nắng nóng lạnh khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi. Hệ hô hấp của trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Và khi đó amidan hoàn toàn có thể bị các vi khuẩn tấn công gây tổn thương, sưng tấy.
  • Trẻ bị mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp khác: Khi trẻ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp nhưng không được điều trị dứt điểm. Chúng sẽ rất dễ bị biến chứng và gây viêm amidan ở trẻ em.

Các biểu hiện bệnh viêm amidan ở trẻ em

  • Sốt toàn thân: Triệu chứng dễ nhận biết nhất trẻ bị viêm amidan cấp là tình trạng sốt cao toàn thân, có thể lên tới 39 đến 40 độ, cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu.
  • Amidan sưng tấy: Ngoài ra, triệu chứng viêm amidan ở trẻ sơ sinh còn thể hiện ở amidan trong vòm họng sưng tấy, phì đại kích cỡ gây đau đớn. Cơn đau có thể tăng dần theo thời gian, thậm chí có thể lan lên tai, hoặc đầu.
  • Bé khó thở: Khi amidan bị viêm sẽ phì đại bất thường gây cản trở đường hô hấp của bé. Do đó bé sẽ khó thở, hơi thở gấp, không sâu hoặc bé thở cả bằng miệng cũng là một trong những triệu chứng viêm amidan trẻ em. Dấu hiệu các mẹ dễ nhận thấy là tình trạng bé ngáy hoặc thở khò khè khi ngủ vào ban đêm.
  • Họng nóng rát, nuốt đau: Khi bị viêm amidan, vòm họng nóng rát khiến bé nuốt đau, vướng họng và luôn cảm thấy như có một vật gì đó mắc trong cổ họng.
Bệnh Viêm Amidan ở trẻ em
Bệnh Viêm Amidan ở trẻ em
  • Hiện tượng xuất tiết chất dịch ở mũi, họng: Nếu bé bị chảy nước mũi có thể loãng, đặc thì có thể bé bắt đầu bị viêm amidan rồi đó.
  • Xuất hiện những cơn ho: Ho cũng là dấu hiệu của trẻ có amidan bị viêm. Bé ho là cơ chế phản xạ của cơ hể nhằm đẩy những vi khuẩn, vi rút ra khỏi cơ thể bé. Cơn ho của bé đứt quãng hoặc liên tục, có thể là ho khan hoặc kèm theo đờm.
  • Biểu hiện toàn thân: Bé bỏ ăn, thường xuyên quấy khóc cũng là một dấu hiệu chứng tỏ bé bị amidan. Tình trạng này nếu kéo dài liên tục khiến con mất cân nhanh chóng, người yếu ớt, xanh xao…

Ngoài ra, hiện tượng hơi thở hôi, miệng khô, hay góc hàm bị nổi hạch cũng là một trong những triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý.

Viêm amidan ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm amidan ở trẻ em là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Do vậy nếu lơ là trong việc chữa trị, trẻ sẽ có nguy gặp nhiều biến chứng khôn lường:

  • Gây bệnh viêm tai giữa
  • Gây viêm cầu thận
  • Gây viêm khớp cấp
  • Gây áp xe, viêm tấy amidan
  • Nguy cơ gây ung thư amidan

Chính vì vậy để tránh những hệ quả nguy hiểm trên, các bậc cha mẹ nên sớm tìm kiếm phương pháp chữa viêm amidan cho trẻ. Tuy nhiên mọi người không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc. Mọi cách chữa trị đều cần có ý kiến tư vấn của những người có chuyên môn.

Cho trẻ đi khám bác sỹ khi trẻ có những dấu hiệu bị viêm amidan
Cho trẻ đi khám bác sỹ khi trẻ có những dấu hiệu bị viêm amidan

Cách xử lý khi trẻ có biểu hiện viêm amidan

Khi trẻ có các dấu hiệu bị viêm amidan, các bậc cha mẹ cần đưa bé đi khám bác sỹ để xác định chính xác bệnh. Tránh tình trạng nhận diện nhầm bệnh, dẫn đến việc điều trị sai phác đồ. Ngoài ra, các mẹ cũng nên lưu ý để giải quyết một số dấu hiệu bất thường của trẻ khi viêm amidan như sau:

  • Nếu trẻ sốt: Các mẹ cần cho bé mặc những bộ đồ thông thoáng, chườm bằng nước ấm, nước chanh cho bé ở các vùng trán, nách, bẹn. Tuyệt đối không chườm bằng nước lạnh. Nếu trẻ sốt trên 38.5* các mẹ cho bé dùng thuốc hạ sốt ngay.
  • Trẻ em viêm amidan thường đau ở vòm họng vì thế các mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như cháo, súp. Các mẹ có thể cho bé dùng thêm oresol, nhưng cần Lưu ý khi sử dụng Oresol nhé
  • Bổ sung trong thực đơn của bé hằng ngày đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin giúp nâng cao sức đề kháng chống lại những triệu chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ như: Vitamin sambucol của Anh, Tăng đề kháng anaferon của Nga.
  • Hàng ngày cho bé đánh răng và súc miệng bằng nước muối ấm để sát khuẩn, kháng viêm tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh ở vòm họng của bé một cách đơn giản và hiệu quả.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích cho các mẹ về bệnh amidan ở trẻ em. Các mẹ đã biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan, biết được bệnh amidan có nguy hiểm không. Từ đó các mẹ sẽ chăm sóc bé yêu tốt hơn, phòng tránh bé khỏi bị bệnh viêm amidan.

Nguồn: Sưu tầm

mời quảng cáo

VIẾT BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.