mời quảng cáo
Trang chủSức khỏe béTiêu hóa - Vệ sinhBệnh nấm lưỡi ở trẻ em - Cách nhận biết và xử...

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em – Cách nhận biết và xử lý

  • Nấm lưỡi (tưa lưỡi) hay bệnh lưỡi bản đồ một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh biếng ăn ở trẻ, nhưng lại là yếu tố ít được các bậc phụ huynh chú ý.
  • Bệnh điều trị rất lâu, dai dẳng vì dễ tái đi tái lại…và nhiều phụ huynh xử trí sai cách dẫn đến nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

Bệnh Nấm lưỡi là gì?

  • Bệnh Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại vi trùng nấm men có tên gọi Candida.
  • Bệnh thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ làm bé khó chịu, hay quấy khóc và gặp khó khăn trong việc ăn uống.
  • Nó gây kích ứng ở xung quanh miệng của bé. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng phổ biến nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và ở người lớn tuổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm lưỡi

  • Biểu hiện ban đầu của bệnh tưa lưỡi là những chấm trắng hình tròn, tạo thành một sợi dây tưa trên lưỡi ở trẻ sơ sinh, dần dần lan rộng thành mảng trắng sữa, giống màu trắng ngọc trai, mịn trên mặt lưỡi, hoặc xuất hiện một mảng ban màu hồng, đỏ, bóng.
  • Sau đó dần dần xuất hiện trên đó các mảng tưa có bề mặt không đều, màu trắng hoặc hơi vàng, lan dần ra khắp trên bề mặt và xung quanh lưỡi, ở mặt trong hai má, lợi, amydal. Những mảng này bám khá chặt vào niêm mạc gây vướng víu và đau, rát, rất khó chịu.
  • Tổn thương có thể lan xuống thực quản (viêm thực quản do Candida), gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, nhai cũng đau, cảm giác như thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và gây sốt.
  • Những trường hợp nặng, gây viêm đỏ, có nhiều bậc cha mẹ thấy nóng ruột đã cậy những chấm trắng này ra sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm khuẩn, rất nguy hiểm.
  • Xem: Nguyên nhân và cách phòng bệnh tưa lưỡi ở trẻ em
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em – Cách nhận biết và xử lý

Các phương pháp điều trị bệnh nấm lưỡi

  • Bệnh nấm lưỡi không nguy hiểm và thường tự khỏi. Chỉ cần điều trị triệu chứng như giảm đau, súc miệng và bổ sung các loại men vi sinh tốt.
  • Đầu tiên, mẹ hãy đưa bé đi khám nếu nghĩ rằng bé có thể bị nấm lưỡi. Một số trường hợp bị nấm lưỡi tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, hầu hết bác sĩ sẽ có thể kê đơn thuốc kháng nấm cho bé. Thuốc này thường được bôi vài lần một ngày vào trong miệng của trẻ.
  • Tùy thuộc vào tuổi của trẻ, bác sĩ cũng có thể gợi ý bổ sung thêm sữa chua vào khẩu phần ăn của trẻ. Các vi khuẩn và men có lợi trong sữa chua có thể giúp “tiêu diệt” nấm Candida albicans trong khoang miệng của bé.
  • Khi bé bị nấm lưỡi nhẹ, mẹ có thể dùng nước muối thông thường hoặc nước muối sinh lý để súc miệng hằng ngày cho bé. Khi dùng nước muối sinh lý mẹ nên dùng một miếng gạc mềm tẩm dung dịch rồi lau miệng và đầu lưỡi cho bé.
  • Với trẻ sơ sinh, cần dùng gạc mềm, sạch thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé. Với trẻ lớn cần hướng dẫn trẻ cách đánh răng và súc miệng sau mỗi khi ăn. Không cho ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.
  • Khi bị nấm lưỡi, nếu ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc dùng dung dịch iod povidin 1% để súc miệng, hoặc dùng gạc mềm tẩm dung dịch đó lau miệng và lưỡi cho bé
BÀI LIÊN QUAN
- Advertisment -
mời quảng cáo

BÀI MỚI

Nấm lưỡi (tưa lưỡi) hay bệnh lưỡi bản đồ một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh biếng ăn ở trẻ, nhưng lại là yếu tố ít được các bậc phụ huynh chú ý. Bệnh điều trị rất lâu, dai dẳng vì...Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em - Cách nhận biết và xử lý