Bảo vệ trẻ quá mức, chăm sóc trẻ quá kỹ…là những sai lầm khi dạy con mà người Việt hay mắc phải sẽ làm giảm tính tự lập và sự phát triển sáng tạo của con sau này.
Bảo vệ trẻ quá mức
- Việc bảo vệ trẻ quá mức sẽ làm suy yếu khả năng trực giác của trẻ.
- Ví dụ như: khi đứa trẻ ngồi trên chiếc ghế không có thành tựa, người chăm trẻ thường xuyên đặt tay ra sau lưng bé để giữ con không bị ngã, không rơi.
- Việc quá quen với bàn tay đỡ sau lưng sẽ khiến trẻ không tự nhận ra được nguy hiểm làm trực giác của trẻ bị giảm sút.
- Cách tốt nhất cha mẹ nên làm là để con ngồi ghế không thành dựa ở một khoảng cách an toàn, đủ để bé không bị ngã nhưng vẫn nhận ra được rằng ghế không có điểm tựa. Khi ấy, trẻ sẽ tự tìm được cách ngồi sao cho mình không bị ngã.
- Việc này cũng giống như thói quen bao bọc trẻ quá mức sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ về sau.
Cho trẻ mặc quá nhiều
- Khi trẻ sơ sinh mới chào đời, các bà các mẹ xưa thường quan niệm phải bọc trẻ trong 4,5 lớp quần áo, vải, khăn xô…để giữ ấm, tránh gió cho bé.
- Trên thực tế, quan niệm này không đúng. Người lớn mặc bao nhiêu lớp quần áo, trẻ nhỏ cũng chỉ cần tương tự. Thậm chí, việc mặc nhiều đồ khiến trẻ bị quá nóng còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Hầu hết trẻ sơ sinh bị ho, chảy nước mũi, hắt hơi hay thậm chí viêm phổi đều do mặc quá kín, dẫn đến mồ hôi không thoát được ra ngoài.
Cho trẻ ăn quá nhiều
- Các bà, các mẹ luôn nghĩ rằng khi trẻ quấy khóc hay phải cho trẻ ăn liên tục nên làm mọi cách cho con bú hay ép con ăn thêm chuối, váng sữa…nhưng trên thực tế dạ dày trẻ cũng cần được nghỉ ngơi và cần có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn.
- Việc ép trẻ ăn quá nhiều dẫn đến xu hướng bị hội chứng rối loạn ăn uống, trẻ ăn vô độ, ăn không biết no hoặc ăn nhiều hơn mức bình thường, bệnh béo phì ở trẻ.
Quản lý chặt chẽ thời gian của trẻ
- Nhiều nhận thức, kỹ năng và thói quen của trẻ được hình thành từ những khoảng thời gian trẻ tự do vui chơi và tập trung khám phá một mình.
- Do đó, cha mẹ không nên thấy bé đang làm gì thì vội vàng vào giúp con mà hãy lẳng lặng quan sát và hỗ trợ khi nào bé cần.
Công khai mắng trẻ
- Việc dạy bảo trẻ con ở bất cứ nơi đâu là thói quen thường thấy của các bậc phụ huynh xưa.
- Tuy nhiên, việc dạy dỗ hay lên giọng mắng con, giáo huấn trẻ trước mặt người khác là con dao hai lưỡi.
- Nó có thể thậm chí không hiệu quả mà còn khiến trẻ bị tổn thương, xấu hổ, tủi thân làm phản tác dụng.
Nhớ ngày xưa bé nhà mình mới sinh mà tóc quá trời, mình còn đội nón cho bé, làm bác sĩ đi ngang qua la quá trời 🙂